Dịch vụ tư vấn thành lập công ty ở nước ngoài, thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Với sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ về pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn và ưu đãi của Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài; các hiệp định bảo hộ đầu tư; hiệp định song phương và đa phương.  với dịch vụ tư vấn đầu tư tận tâm, có năng lực và trách nhiệm. Chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng các ý kiến tư vấn pháp lý hữu ích nhất trong mọi lĩnh vực đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài:

– Thủ tục, trình tự, điều kiện, hồ sơ đầu tư ra nước ngoài

– Đăng ký xin cấp giấy phép (giấy chứng nhận) đầu tư ra nước ngoài;

– Đăng ký ngành nghề kinh doanh, nội dung hoạt động cho dự án đầu tư ra nước ngoài;

– Đăng ký thẩm tra dự án đầu tư ra nước ngoài, thẩm tra về năng lực tài chính.

– Xin cấp giấy phép đầu tư ở nước ngoài; tư vấn lộ trình thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài.

Tình hình cấp phép đầu tư ra nước ngoài lũy kế đến tháng 9 năm 2014

Tính đến hết tháng 9 năm 2014, Việt Nam có 905 dự án đầu tư mới đã được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm phía Việt Nam đạt 19,1 tỷ USD.

Trong đó, vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt trên 8,6 tỷ USD. Tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,1 tỷ USD. Đứng thứ ba là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa, đã thu hút được 2,1 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm.

Các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí (20 triệu-1,8 tỷ USD), dự án xây dựng mạng viễn thông (150-500triệu USD), dự án trồng cao su (50-80 triệu USD)…

Thị trường Lào dẫn đầu trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam với 249 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của nhà đầu tư Việt Nam lên tới trên 4,7 tỷ USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia, Canada và những quốc gia khác.

Những nội dung cơ bản về thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Căn cứ pháp lý

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiện nay được quy định tại Luật Đầu tư 2014 (Chương V, Điều 51 đến 66), Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/09/2015 của Chính phủ, Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”, Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài và một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành hữu quan về quản lý ngoại hối và các vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Một số nội dung cơ bản nhà đầu tư cần lưu ý khi xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.

  1. Khái niệm và phạm vi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khuôn khổ quy định và luật pháp Việt Nam hiện hành là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.

Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trong đó nhà đầu tư sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.

  1. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài

– Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

– Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

  1. Điều kiện thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Các nhà đầu tư thuộc tất cả các loại hình doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, ngoài trừ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí và một số lĩnh vực đặc thù hoặc tại những địa bàn đầu tư đặc thù thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; và

– Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Một số lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành căn cứ tình hình kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

  1. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

– Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:

+ Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

+ Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hi của Việt Nam.

+ Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.

+ Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.

+ Các tài sản hợp pháp khác.

  1. Quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua một tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam và được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5.1. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

– Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

– Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để nghiên cứu, chuẩn bị dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5.2. Dùng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài

– Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định hiện hành.

– Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài thì phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án khác đó.

5.3. Chuyển lợi nhuận về nước

– Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam.

– Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng.

5.4. Thanh lý dự án đầu tư

– Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

– Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư.

– Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện một lần và không quá 06 tháng.

  1. Các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với Nhà nước Việt Nam

6.1. Nghĩa vụ tài chính

– Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đối với phần lợi nhuận chuyển về nước được áp dụng như mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với dự án đầu tư trong nước trong cùng lĩnh vực đầu tư.

– Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia hoặc thuộc vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tư đối với Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

– Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia hoặc thuộc vùng lãnh thổ chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nộp ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

– Việc miễn thuế xuất khẩu đối với tài sản mang ra nước ngoài để triển khai dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

6.2. Trách nhiệm của nhà đầu tư đối với người lao động

– Nhà đầu tư được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển dụng lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động của Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.

– Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại dự án đầu tư; đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại dự án đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6.3. Thông tin, báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải có văn bản thông báo thực hiện dự án đầu tư kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

– Văn bản thông báo thực hiện dự án đầu tư gồm các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

b) Mục tiêu đầu tư, lĩnh vực đầu tư.

c) Vốn đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; phần vốn tham gia của nhà đầu tư.

d) Thông tin về người đại diện nhà đầu tư và người đại diện tổ chức kinh tế ở nước ngoài gồm: họ, tên, địa chỉ thường trú (tại Việt Nam và tại nước ngoài), chức vụ, số chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu.

– Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi, nhà đầu tư có văn bản thông báo về nội dung thay đổi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Hàng năm, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có văn bản báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

* Các nhà đầu tư cần lưu ý và đặc biệt quan tâm đó là tìm hiểu và nắm vững luật pháp nước sở tại; nắm vững luật pháp, văn bản hướng dẫn và ưu đãi của Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài; hiểu rõ các hiệp định về bảo hộ đầu tư, hiệp định song phương và đa phương. Hoặc nếu có yêu cầu chúng tôi sẽ tìm hiểu và cung cấp thông tin này cho doanh nghiệp một cách đầy đủ và thiết thực nhất về toàn bộ thủ tục đầu tư ra nước ngoài cũng như quy định pháp luật liên quan.

Share this post