PHẦN 2: Những điều cần biết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Singapre

1.Tên gọi của Công ty:

  • Về nguyên tắc, tên gọi của Công ty phải được đăng ký và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
  1. Directors:
  • Người điều hành doanh nghiệp theo luật Công ty Singapre phải có tối thiểu 01 người điều hành là người bản địa (được hiểu hoặc là Công dân Singapre,Thường trú nhân (PR) hoặc người được cấp thẻ Entrepass, Employment Pass hoặc Dependent Pass).
  • Người đó tổi thiểu 18 tuổi,
  • Không phải là người đã từng phá sản hoặc mất tư cách kinh doanh do vi phạm pháp luật trong quá khứ.
  • Luật không yêu cầu người điều hành nhất thiết là cổ đông của Công ty.

 

  1. Cổ đông của Công ty:
  • Một công ty theo mô hình này, có số cổ đông tối thiểu là 1 và tối đa là 50.
  • Giám đốc và cổ đông của công ty có thể cùng môt người và ngược lại.
  • Luật cũng cho phép cổ đông 100% là người bản xứ hoặc người nước ngoài.

 

  1. Thư ký của Công ty:
  • Theo chương 171 luật về Công ty tại Singapre,tất cả các công ty đều phải chỉ định một chức danh thư ký trong phạm vi 6 tháng kể từ ngày thành lập.
  • Trường hợp công ty duy nhất một chủ,một cổ đông thì người đó cũng không được kiêm nhiệm chức danh thư ký.Thư ký bắt buộc là cư dân thường trú tại Singapore.

 

  1. Vốn thành lập công ty Công ty :
  • Số vốn góp tối thiểu $1, mức vốn góp có thể tăng bất kỳ thời điểm nào sau khi công ty đi vào hoạt động.

 

  1. Địa chỉ hoạt động của công ty.:
  • Công ty phải có địa chỉ xác định o Singapore, không chấp nhận hình thức địa chỉ văn phòng qua hộp thư.

 

  1. Thuế và lệ phí Đăng ký thành lập công ty tại Singapore :
  • Dược đánh giá là có sức hấp dẫn nhất khu vực do chính sách miễn giảm và thuế suất thấp.Bảng sau mô tả thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất giảm dần và mức thuế hiện tại: 1997- 00 2001 2002 2003-04 2005-06 2007-09 2010 26% 25.5% 24.5% 22% 20% 18% 17%

 

  1. Một số lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài tại Singapore:

– Bạn phải thông qua một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực đăng ký thành lập.Luật Singapore không cho phép cá nhân người nước ngoài tự đăng ký thành lập công ty.

– Không có qui định bắt buộc nào đối với việc áp dụng chế độ visa đi lại nếu bạn chỉ thuần túy mở công ty tại Singapore nhưng chưa có kế hoạch chuyển đến làm việc tại đây. Bạn được tự chủ trong việc điều hành công ty từ nước ngoài cũng như ra vào(nhập xuất cảnh) với visa dạng du lịch bất cứ khi nào để giải quyết công việc của Công ty.Tuy nhiên,đề nghị lưu ý bạn phải chỉ định một người bản địa làm người điều hành(theo qui định của Luật phải có ít nhất một người bản địa trong công ty.

– Nếu bạn có dụ định chuyển đến Singapore để điều hành công ty,bắt buộc bạn cần đăng ký để lấy giấy phép lao động dạng Employment Pass hoặc Entrepreneur Pass. Khi bạn đã có giấy phép lao động,bạn có thể điều hành công ty với tư cách là người bản xứ.Như vậy,thông thường các nhà đầu tư nước ngoài thuê tạm thời một giám đốc điều hành và sự chuyển giao trách nhiệm quản lý sẽ thực hiện khi nhà đầu tư đã được cấp giấy phép lao động. Về nguyên tắc,mọi hoạt động của công ty bạn không cần sự hiện diện của bạn ngoại trừ các trường hợp như mở tài khoản nhà bank.

 

  1. Cac chinh sach visa, cap phep lam viec tai Singapore:

Chính sách cấp giấy phép lao động (Employment Pass Scheme)

Giấy phép lao động Employment Pass Scheme (EP) là loại hình chính của giấy phép làm việc (work permit), dành riêng cho các chủ sở hữu công ty hoặc nhân viên lành nghề, những người dự định sẽ chuyển sang làm việc tại Singapore. Để có được EP, các cá nhân này phải có mức lương cố định hàng tháng cao hơn $ 3,300 SGD (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2014) đồng thời phải sở hữu bằng đại học của trường đại học uy tín và có danh tiếng. Cho đến hiện nay, Singapore không áp dụng bất kỳ hệ thống hạn ngạch chính thức nào hạn chế số lượng EP được cấp.

  • Hiệu lực: Một EP được cấp lần đầu sẽ có hiệu lực khoảng từ 1-2 năm (tùy theo quyền quyết định của cơ quan chức năng) và sẽ được cấp mới lại miễn là cá nhân đăng ký vẫn tiếp tục được thuê bởi công ty.
  • Điều kiện: Để xin được EP, cá nhân phải là chủ sở hữu công ty hoặc là một nhân viên lành nghề với trình độ đại học và có các kinh nghiệm liên quan.
  • Hệ thống hạn ngạch: Như đã trình bày ở trên, hiện nay Singapore không áp dụng bất kỳ một hệ thống hạn ngạch nào hạn chế số lượng EP được cấp.
  • Điều kiện thường trú lâu dài tại Singapore (Permanent Residence Eligibility): Người sở hữu EP đủ điều kiện để nộp đơn và đăng ký PR.

 Chính sách cấp giấy phép làm việc cho doanh nhân (Entrepreneur Pass)

Giấy phép làm việc cho doanh nhân (EntrePass) cũng là loại hình chính của giấy phép làm việc và là một biến thể khác của giấp phép lao động (Employment Pass), được cấp cho chủ sở hữu của công ty mới thành lập tại Singapore.

  • Hiệu lực: Giấy phép làm việc cho doanh nhân (EntrePass) được phát hành lần đầu sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm và sẽ sẽ được làm mới sau đó miễn là các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh và hoạt động.
  • Điều kiện: Entre Pass sẽ được cấp cho các chủ doanh nghiệp – những cá nhân muốn thành lập một công ty mới hoặc đã thành lập công ty trong thời gian gần đây (< 6 tháng).
  • Hệ thống hạn ngạch: Hiện nay tại Singapore không áp dụng một hệ thống hạn ngạch chính thức nào hạn chế số lượng EntrePass được cấp.
  • Điều kiện thường trú lâu dài tại Singapore (Permanent Residence Eligibility): Chủ sở hữu của EntrePass đều có đủ điều kiện để nộp đơn xin PR theo đúng trình tự.

 

 

 

 

 

Chính sách cấp giấy phép làm việc cho các cá nhân Personalised Employment Pass (PEP) Scheme

The Personalised Employment Pass (PEP) là một loại giấy phép làm việc đặc biệt, không gắn liền với một người chủ doanh nghiệp nào cụ thể. Lợi ích lớn nhất khi có giấy phép lao động PEP chính là việc các cá nhân có thể thay đổi việc làm mà không cần phải đăng ký lại giấy phép làm việc (employment pass) mới miễn là cá nhân đó không thất nghiệp quá sáu tháng. Bên cạnh đó, bất lợi lớn nhất của PEP chính là việc cá nhân sở hữu PEP sẽ không được phép mở công ty riêng của mình bởi vì PEP là giấy phép làm việc chỉ có ý nghĩa khi các cá nhân này được thuê bới một người chủ thứ ba. Điều kiện để được cấp PEP tương đối khá khắt khe:

  • Hiệu lực: PEP được cấp và sẽ có giá trị trong vòng 3 năm và sẽ không được làm lại mới.
  • Điều kiện: những cá nhân nhận được mức lương tốt và mong muốn được làm việc cho các chủ doanh nghiệp tại Singapore. Cá nhân sở hửu PEP sẽ không được thành lập doanh nghiệp riêng của họ tại Singapore.
  • Hệ thống hạn ngạch: Hiện nay, tại Singapore không áp dụng hệ thống hạn ngach hạn chế số lượng PEP được cấp.
  • Điều kiện thường trú lâu dài tại Singapore (Permanent Residence Eligibility): Cá nhân sở hữu PEP có đủ điều kiện để nộp đơn xin PR theo đúng trình tự.

 Chính sách S Pass

S Pass là giấy phép dành cho người lao động có tay nghề trung cấp với một mức lương cố định hàng tháng ít nhất $ 2200 ( có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013). Những cá nhân muốn đăng ký S Pass sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn hạn ngạch sử dụng lao động và trình độ bằng cấp của cá nhân ấy. Thay vì yêu cầu bằng đại học, một bằng nghề kỹ thuật (technical diploma) là đủ đề được cấp giấy phép này.

  • Hiệu lực: S Pass được phát hành lần đầu sẽ có hiệu lực trong vòng 1-2 năm (tùy theo quyết định của cơ quan chức năng) và có thể được cấp lại mới sau đó miễn là người nộp đơn vẫn tiếp tục được tuyển bởi các nhà tuyển dụng.
  • Điều kiện: nhân viên kỹ thuật trung cấp.
  • Hệ thống hạn ngạch: Khác với các loại hình trên, hiện này Singapore có áp dụng một hệ thống hạn ngạch hạn chế số lượng người nộp đơn đăng ký S Pass.
  • Điều kiện thường trú lâu dài tại Singapore (Permanent Residence Eligibility): Các cá nhân đã và đang có S passs sẽ hoàn toàn có đủ điều kiện để nộp đơn xin PR. Tuy nhiên, các cá nhân này phải có một công việc ổn định tại Singapore và phải chờ ít nhất 4-5 năm.

Chính sách Miscellaneous Work Pass

Miscellaneous Work Pass Scheme sẽ được cấp cho các cá nhân nước ngoài sống và làm việc tại Singapore trong một khoảng thời gian ngắn, cụ thể là:

  1. người tham gia vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, hội họp, trò chuyện, liên quan đến bất kỳ tôn giáo, chủng tộc, cộng đồng, hoặc chính trị
  2. một công dân nước ngoài tổ chức một buổi nói chuyện liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bất kỳ tôn giáo nào
  3. một nhà báo, phóng viên nước ngoài không được tài trợ bởi bất kỳ cơ quan chính phủ nào của Singapore
  • Hiệu lực: ngắn hạn.
  • Hệ thống hạn ngạch: Singapore không áp dụng hệ thống hạn ngạch hạn chế số lượng cá nhân nộp đơn đăng ký cho giấy phép này. Mỗi trường hợp nộp đơn và đăng ký sẽ được xem xét tùy theo mỗi trưởng hợp cụ thể.
  • Điều kiện thường trú lâu dài tại Singapore (Permanent Residence Eligibility): Các cá nhân là chủ sở hữu của giấy phép này không đủ điều kiện để nộp đơn xin PR.

 

Chính sách cấp Dependent Pass

Singapore Dependent’s Pass (DP) là một thị thực di dời gia đình cấp cho vợ chồng và con chưa lập gia đình (dưới 21 tuổi) của chủ giấy phép làm việc này với một mức lương cố định hàng tháng ít nhất $ 4,000.

 Chính sách thường trú (Permanent Residence) cho các cá nhân đã có giấy phép làm việc (Work Pass)

Chủ sở hữu của các giấy phép làm việc chuyên nghiệp trên có đủ điều kiện để nộp đơn xin thường trú theo đúng trình tự.

Share this post